Giảm tiết mồ hôi bằng tiêm botulinum toxin
Xuân quê hương 2025 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đồng chủ trì tổ chức, với sự tham gia của hàng nghìn đại biểu kiều bào và thân nhân, cùng khách mời trong nước.Chương trình tiếp tục khẳng định vững chắc mối liên hệ gắn bó giữa kiều bào và đất nước, qua đó, tiếp tục thể hiện rõ tình cảm và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, phát huy tinh thần yêu nước, hướng về nguồn cội, khích lệ kiều bào gìn giữ bản sắc văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ của dân tộc.Năm 2025, chương trình Xuân quê hương với chủ đề "Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới" diễn ra từ ngày 18.1 đến ngày 20.1.2025 (tức ngày 19 đến ngày 21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) với nhiều nội dung phong phú. Trong khuôn khổ chương trình, Chủ tịch nước và phu nhân sẽ chủ trì một số hoạt động ý nghĩa cùng bà con kiều bào cả nước: Lễ Dâng hương tại Điện Kính Thiên, Nghi thức thả cá chép truyền thống vào ngày Tết ông Công ông Táo tại Phủ Chủ tịch…Đặc biệt, trong chương trình giao lưu nghệ thuật Xuân quê hương với chủ đề "Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới" tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1, tiếp sóng trên kênh VTV4 Đài Truyền hình Việt Nam 20 giờ 10 phút tối chủ nhật ngày 19.1.2025, Chủ tịch nước sẽ phát biểu chúc Tết đến toàn thể bà con kiều bào và đánh trống khai hội mừng xuân.Bên cạnh các hoạt động do Chủ tịch nước chủ trì, Bộ Ngoại giao sẽ tổ chức một số hoạt động cho đoàn 1.000 kiều bào tiêu biểu, gồm: Viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Dâng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ, Chào Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chương trình kết nối địa phương. Lãnh đạo Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức tiệc chiêu đãi kiều bào tham dự chương trình Xuân quê hương vào tối 19.1.2025.VIETART là đơn vị thực hiện chương trình Xuân quê hương 2025, cũng như thực hiện thành công Xuân quê hương trong 8 năm liên tiếp.Ký kết hợp tác chiến lược phân phối dự án Eaton Park
Những cầu thủ đang được Liên đoàn Bóng đá Malaysia (FAM) ngỏ lời mời nhập tịch, gồm tiền đạo Ferdy Druijf (1,90 m, 26 tuổi, thuộc CLB Rapid Wien – Áo), tiền vệ phòng ngự Sem Scheperman (1,88 m, 22 tuổi, Heracles Almelo – Hà Lan) và hậu vệ phải Dylan van Wageningen (1,89 m, 27 tuổi Sparta Rotterdam – Hà Lan).Cả 3 cầu thủ này đều có quốc tịch, FAM muốn đưa những cầu thủ này về với đội tuyển Malaysia và sẵn sàng chi số tiền lớn để họ gật đầu nhập tịch, sau đó khoác áo đội bóng có biệt danh "những chú hổ Malaya". Truyền thông Hà Lan xác nhận sự quan tâm của FAM dành cho các cầu thủ nói trên: "Malaysia đang cố gắng sao chép công thức của Indonesia, đó là nhập tịch thật nhiều cầu thủ có gốc gác châu Âu. Quốc gia châu Á này muốn thực hiện điều đó thông qua việc tìm kiếm các mối liên kết để liên hệ với các cầu thủ".Những động thái nhập tịch cầu thủ được FAM đưa ra, trong thời gian đội tuyển Malaysia chuẩn bị cho vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027. Ở vòng loại giải châu Á, Malaysia chung bảng F với đội tuyển Việt Nam, Lào và Nepal. Trong bảng đấu này, các đội Việt Nam và Malaysia được xem là những đối thủ chính, trong việc giành ngôi đầu bảng. Chỉ có các đội đứng đầu các bảng đấu vòng loại thứ 3, mới giành được quyền lọt vào vòng chung kết (VCK) Asian Cup 2027.Đội tuyển Việt Nam sẽ phải chuẩn bị thật kỹ khi các đối thủ xung quanh chúng ta nhập tịch ồ ạt. Thực tế cho thấy đội tuyển Việt Nam cũng đã bắt đầu quen với tình trạng các đối thủ như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore sử dụng nhiều những cầu thủ sinh ra bên ngoài Đông Nam Á, khi họ thi đấu với chúng ta. Ở AFF Cup 2024, đội bóng của HLV Kim Sang-sik đã đánh bại 2 đội bóng rất mạnh, có sử dụng cầu thủ nhập tịch gồm Singapore ở bán kết và Thái Lan ở chung kết. Trong số này, Singapore có tiền vệ tổ chức Kyoga Nakamura là cầu thủ thuần Nhật Bản, được nhập tịch Singapore trong thời gian trước AFF Cup. Còn Thái Lan có hậu vệ phải James Beresford (sinh tại Anh), hậu vệ phải Nicholas Mickelson (sinh tại Na Uy), tiền vệ William Weidersjo (sinh tại Thụy Điển) và tiền đạo Patrik Gustavsson (sinh tại Thụy Điển), là những người có một phần dòng máu châu Âu.Đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng trước các đối thủ được "Tây hóa" kể trên nhờ chúng ta có lối chơi và đội hình phù hợp. Bản thân đội tuyển Việt Nam cũng đã rút ra được những bài học kinh nghiệm từ các thất bại trước đội bóng có rất đông cầu thủ nhập tịch gốc châu Âu là Indonesia, hồi đầu năm 2024.Thời điểm đầu năm 2024, đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier sở dĩ liên tục thua Indonesia, vì HLV Troussier lựa chọn nhân sự và lối chơi không phù hợp. Đến cuối năm 2024 và đầu năm 2025, đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Kim Sang-sik lột xác hẳn. Chúng ta thi đấu mạnh mẽ, chắc chắn hơn, khi đối diện với các đối thủ có đông cầu thủ nhập tịch.Chính vì thế, đội tuyển Việt Nam cứ chuẩn bị cho vòng loại Asian Cup 2027 theo cách của mình. Chúng ta đi trên con đường của riêng mình, việc đối thủ Malaysia có thêm cầu thủ nhập tịch, là chi tiết chúng ta sẽ tìm hiểu và nghiên cứu về họ. Chứ không có gì đảm bảo rằng đội tuyển Malaysia sau khi có thêm cầu thủ nhập tịch từ châu Âu, sẽ mạnh hơn đội tuyển Việt Nam.
Kép chánh Thái Vinh và gặp gỡ 'định mệnh' với Bình Tinh bây giờ mới kể
Với chương trình ưu đãi, giảm giá từ các nhà phân phối cùng hàng loạt mẫu mã mới xuất hiện trên thị trường… ô tô nhập khẩu đang cho thấy sức hút lớn hơn xe lắp ráp trong nước vốn không còn được hưởng ưu đãi từ chính sách như giai đoạn cuối năm 2024.Theo số liệu bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 1.2025 các thành viên thuộc VAMA đã bán ra thị trường tổng cộng 18.893 xe ô tô các loại, giảm 40% so với tháng cuối năm 2024. Trong đó, lượng tiêu thụ ô tô lắp ráp trong nước cũng như xe nhập khẩu nguyên chiếc đều đạt mức trên 9.000 xe, tuy nhiên sau bước chạy đà doanh số cho năm 2025, lợi thế đang tạm nghiêng về phía ô tô nhập khẩu.Cụ thể, theo VAMA doanh số bán xe lắp ráp trong nước trong tháng 1.2025 chỉ đạt 9.120 xe, giảm 29%; trong khi doanh số bán ô tô nhập khẩu nguyên chiếc giảm tới 48% so với tháng 12.2024 nhưng vẫn đạt mức 9.773 xe bán ra. Qua đó, tiếp tục vượt xe lắp ráp trong nước về doanh số bán hàng. Tính từ năm ngoái đến nay, đây là tháng thứ 2 liên tiếp lượng tiêu thụ ô tô nhập khẩu nhiều hơn xe lắp ráp trong nước. Kết quả này chưa bao gồm số liệu bán hàng của TC Motor và VinFast.Điều này xuất phát từ việc ô tô lắp ráp trong nước đã không còn được hưởng ưu đãi từ chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ (theo Nghị định 109/2024/NĐ-CP hết hiệu lực từ tháng 12.2024). Trong khi đó, nhiều mẫu mã ô tô nhập khẩu lại được nhà phân phối ưu đãi, giảm giá bán hấp dẫn hơn so với xe lắp ráp trong nước. Thậm chí, một số mẫu xe như Honda Accord, Subaru Forester, MG RX5… vẫn đang được nhiều đại lý giảm giá bán lên đến cả trăm triệu đồng.Bên cạnh đó, việc một bộ phận khách hàng mua ô tô tại Việt Nam chuộng xe nhập khẩu cũng góp phần giúp xe nhập nắm ưu thế. Đơn cử như trường hợp của mẫu MPV - Mitsubishi Xpander có cả bản lắp ráp trong nước và nhập khẩu nguyên chiếc, tuy nhiên các phiên bản Xpander nhập khẩu vẫn đạt doanh số cao hơn. Cụ thể, trong tổng số hơn 800 xe Mitsubishi Xpander bán ra tại Việt Nam trong tháng 1.2025 có tới 667 xe thuộc các phiên bản nhập khẩu từ Indonesia.Ngoài ra, sự thay đổi về chương trình ưu đãi từ các thương hiệu ô tô cũng là yếu tố tạo nên sự chênh lệch về doanh số giữa ô tô nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước. Đơn cử như trường hợp của Toyota Việt Nam (TMV) trong tháng 1.2025 những mẫu xe lắp ráp trong nước vốn hút khách như Toyota Vios, Veloz Cross… không còn được hãng áp dụng ưu đãi, trong khi đó riêng mẫu xe nhập khẩu - Toyota Yaris Cross vẫn được hãng triển khai chương trình hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ. Kết quả, trong tháng 1.2025 Yaris Cross đã vượt qua Vios, Veloz Cross để trở thành mẫu xe Toyota bán chạy nhất Việt Nam.Hiện tại, nhiều mẫu mã ô tô nhập khẩu vẫn đang được nhà phân phối "mạnh tay" giảm giá bán, thậm chí một số mẫu mã đời 2024 còn được các đại lý "đại hạ giá" để xả hàng tồn kho. Bên cạnh đó, một loạt mẫu mã mới, đặc biệt là các mẫu xe đến từ Trung Quốc đang rục rịch được trình làng. Do đó, nếu không có chính sách ưu đãi hấp dẫn, xe lắp ráp trong nước sẽ gặp áp lực cạnh tranh rất lớn và có thể bị ô tô nhập khẩu bỏ xa về doanh số.Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 1.2025, đã có tổng cộng 7.226 ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu vào Việt Nam với giá trị kim ngạch đạt hơn 163 triệu USD. Đáng chú ý, lần đầu tiên số lượng ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc vượt Thái Lan để chiếm vị trí thứ 2 trong số những quốc gia xuất khẩu ô tô nhiều nhất sang Việt Nam tháng 1.2025. Các doanh nghiệp kinh doanh ô tô tại Việt Nam đã nhập khẩu 2.595 xe ô tô các loại từ Trung Quốc, với giá trị đạt 72,7 triệu USD, tăng tới 37,66% về lượng và tăng tới 60,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Ra đời năm 2001 tại Thượng Hải, CHANDO Himalaya đã tạo được dấu ấn tại thị trường quốc tế nhờ những bước đi tiên phong về công nghệ và thành phần tinh khiết từ tự nhiên. Sau 23 năm phát triển, thương hiệu đã có mặt tại 10 quốc gia, trong đó Việt Nam là thị trường thứ 10 với nhiều tiềm năng bứt phá. Tại thị trường Việt Nam, sản phẩm của CHANDO Himalaya nhanh chóng nhận được sự yêu thích của khách hàng nhờ công dụng vượt trội, đem lại hiệu quả khác biệt trên làn da của người tiêu dùng Việt. Theo thống kê, doanh số của CHANDO Himalaya tại Việt Nam tăng trưởng dương mỗi tháng trong quý gần nhất.Những sản phẩm làm nên "tên tuổi" của CHANDO Himalaya có thể kể đến: mặt nạ chiết xuất thảo mộc, Himalayan Essence, tinh chất trẻ hóa New Time Frozen… Không chỉ vậy, CHANDO Himalaya còn chủ động nghiên cứu tính chất và nhu cầu riêng biệt của làn da phụ nữ Việt để cho ra những sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam: kem chống nắng phổ rộng, kem nâng tông 5 trong 1, dòng sản phẩm làm sạch sâu.Trong bối cảnh ngành mỹ phẩm tại Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc, thương hiệu CHANDO Himalaya gia nhập thị trường như một tên tuổi đầy triển vọng. Đến với Việt Nam, CHANDO Himalaya định vị rõ sứ mệnh và giá trị mang lại cho cộng đồng - tôn vinh vẻ đẹp độc bản, hài hòa trong sự kết nối với thiên nhiên và bền vững với thời gian. Chính vì vậy, định hướng phát triển của CHANDO Himalaya được xây dựng dựng trên ba yếu tố: "thiên thời, địa lợi, nhân hòa".Thiên thời - xu hướng đổi mới thành phần, công nghệ của ngành mỹ phẩm toàn thế giới; sự thành công của chuyển đổi số giúp khách hàng tiếp cận được những sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu hơn. Địa lợi - sự cộng hưởng của văn hóa phương Đông, thị hiếu thẩm mỹ của khách hàng và nhu cầu nâng cấp tiêu dùng nói chung. Điều này định hình rõ nét ngành mỹ phẩm, đồng thời tạo điều kiện cho CHANDO Himalaya thấu hiểu khách hàng nhiều hơn, từ đó nghiên cứu các dòng sản phẩm thực sự phù hợp.Nhân hòa - sự kết nối sâu rộng các kênh bán, giúp CHANDO Himalaya tạo được mạng lưới bán hàng và chăm sóc khách hàng chặt chẽ, cam kết đem đến trải nghiệm mua hàng tốt nhất.Có thể nói, với những thành tựu đã đạt được và định hướng phát triển dựa trên những yếu tố cốt lõi, CHANDO Himalaya hoàn toàn có tiềm năng để phát triển ở thị trường Việt Nam. Thông qua sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên, con người và tầm nhìn chiến lược, CHANDO Himalaya hứa hẹn sẽ góp phần tăng trưởng vững chắc cho ngành công nghiệp mỹ phẩm Việt Nam trong tương lai.
Metro số 1 gỡ nút thắt cuối cùng phía nhà thầu Nhật
Học sinh lớp 12 đang đứng trước một trong những quyết định quan trọng của cuộc đời là thi tốt nghiệp THPT và chọn ngành, trường xét tuyển vào các cấp học cao hơn. Năm 2025 lại càng đặc biệt hơn khi các em là những thí sinh đầu tiên của chương trình giáo dục phổ thông mới bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT có rất nhiều thay đổi và xét tuyển vào ĐH, CĐ có những điều chỉnh lớn để phù hợp với chương trình học mới. Trong thời đại AI bùng nổ, làm thế nào để chọn ngành học phù hợp để ra trường có việc làm ngay. Và liệu AI có thể thay thế hoàn toàn cho con người không?